Chọn phôi thép phù hợp cần dựa vào yêu cầu kỹ thuật, nhu cầu xây dựng công trình. Lựa chọn phương pháp chế tạo phôi phù hợp cũng là điều cần xem xét để đảm bảo thép thành phẩm đạt chất lượng cho các công trình.
Chọn phôi thép nên lưu ý điều gì?
Trong quá trình lựa chọn phôi, để các loại phôi thép như phôi thép thanh, phôi thép vuông đạt chuẩn, cần đảm bảo các tiêu chí về kỹ thuật, tính năng, giá thành, chi phí, công nghệ. Những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định phương pháp chế độ nhằm đảm bảo thép thành phẩm đạt chuẩn chất lượng đề ra.
Chọn phôi thép như thế nào để đạt chuẩn chất lượng
3 phương pháp chế tạo phôi thép
1. Phương pháp đúc
Phôi đúc được sản xuất bằng cách cho dòng kim loại nóng chảy vào khuôn theo hình dạng và kích thước đúng quy định. Sau khi dòng kim loại nguội sẽ thu được thành phẩm như phôi thép thanh, phôi thép vuông,…và chuyển sang bước tạo thép thành phẩm.
Phôi đúc sẽ có ưu điểm như có thể đúc thành các hình dạng có kết cấu phức tạp. Loại phôi này dễ thực hiện cơ khí hóa, tự động hóa, giá thành thấp, hoàn toàn đem lại sự linh hoạt khi sản xuất thép thành phẩm cuối cùng.
2. Phương pháp gia công áp lực
Với phương pháp này, nhà máy sản xuất thép sẽ sử dụng các dụng cụ để định hình phôi thép theo hình dạng đúng yêu cầu. Dưới tác dụng của ngoại lực, phôi thép sẽ được tạo thành hình dẹt để tạo ra thép thành phẩm. Trong quá trình gia công áp lực, tính chất dẻo của thép sẽ bị giảm và tăng độ cứng.
Phôi thép sử dụng phương pháp gia công áp lực sẽ được dùng để sản xuất thép cán. Thép cán có thành phần hóa học ổn định hơn phôi đúc, không cần sự can thiệp khi tạo ra sản phẩm thép cuối cùng. Thép cán được dùng để sản xuất ra sản phẩm dạng trục, bánh răng,…
Phôi thép sử dụng phương pháp gia công áp lực sẽ được dùng để sản xuất thép cán
Phương pháp này đem lại nhiều ưu điểm như ít tổn thất lượng nguyên vật liệu, không làm thay đổi khối lượng, đảm bảo kích thước, hình dạng, chất lượng phôi thép. Phương pháp gia công áp lực đem lại một năng suất cao nhờ vào công nghệ tiên tiến, rút ngắn các bước trong các quá trình chế tạo.
3. Phương pháp hàn
Phôi hàn được chế tạo từ thép cán thông qua ghép nối bằng mối hàn. Sử dụng phôi hàn giúp tiết kiệm 30 – 40% khối lượng nguyên vật liệu. Chất lượng phôi hàn phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng mối hàn, do đó để đảm bảo phôi thép đạt chuẩn cho quá trình sản xuất thép thành phẩm, cần chú trọng đến quá trình gia công, ghép nối mối hàn thép.