Thép đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của công trình xây dựng. Thông thường chiều dài của thanh thép luôn ngắn hơn chiều dài của công trình. Do đó, nối hàn thép thanh vằn và các loại thép xây dựng khác là điều cần thiết để có được kết cấu thép như yêu cầu.
Cách nối và hàn thép trong xây dựng
Nối thép bằng phương pháp hàn điện
Hàn điện được biết đến là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay và được nhiều nhà máy sử dụng để nối thép. Để sử dụng phương pháp hàn điện, cần sử dụng các loại thép có đường kính lớn hơn 16mm.
Nối thép thanh vằn cần lưu ý vấn đề gì?
Phương pháp hàn điện sử dụng điện năng và biến đổi thành nhiệt năng để tạo mối hàn. So với phương pháp nối thép truyền thống thì cách nối hàn điện giúp thanh thép hàn chịu lực tốt hơn, thời gian hàn nhanh hơn.
Có 3 phương pháp hàn điện phổ biến và được nhiều nhà máy sử dụng đó là: Hàn hồ quang, hàn điểm tiếp xúc và hàn đối đầu. Trong đó, phương pháp hàn nối cốt thép bằng hàn hồ quang và hàn điện trở là phương pháp hàn thông dụng nhất trong quá trình sản xuất thép.
Phương pháp hàn hồ quang
Phương pháp này sẽ sử dụng que hàn. Một cực của nguồn điện hàn sẽ được đấu nối trực tiếp với thép cần hàn, cực còn lại sẽ nối với que hàn thông qua cặp hàn. Khi tiến hành hàn trong một khoảng thời gian nhất định, sẽ có một khoảng cách nhỏ xuất hiện giữa cốt thép và que hàn để tạo ra tia hồ quang điện. Nhiệt độ lúc này sẽ sinh ra và làm nóng chảy thép hàn, que hàn. Sau khi ngắt dòng điện, mối hàn thép sẽ hiện rõ nét.
Phương pháp hàn hồ quang phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề của thợ hàn. Mối hàn đạt chuẩn là mối hàn đồng đều, không có vết nứt hay kẽ hàn và khi thử gõ sẽ phát ra âm thanh rắn chắc.
Phương pháp hàn điểm tiếp xúc
Phương pháp hàn điểm tiếp xúc được sử dụng để làm ra các khung và lưới thép có đường kính nhỏ hơn 10mm [đối với thép kéo nguội] và nhỏ hơn 12mm [đối với thép cán nóng].
Tiêu chuẩn nối thép trong xây dựng
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối, việc nối thép vằn, thép dầm, thép cột phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:
Quy định về nối thép dầm
Khi sử dụng phương pháp nối buộc truyền thống, thép cần đảm bảo có cùng mặt cắt và không được nối quá 50% lượng thép. Khi nối thép dầm, không được nối thép ngay tại vị trí phải chịu áp lực lớn và những vị trí có thể uốn cong. Lý do là vì vị trí này thiếu độ chắc chắn và khi nối, buộc, thép dễ dàng tuột mối nối.
Quy định về nối thép cột
Đối với nối thép cột thì mặt cắt thép không được nối quá 50% lượng thép. Không nối thép ở những vị trí chịu lực lớn và nơi cần uốn cong khi sử dụng thép. Nói cách khác không được nối tại vị trí sát mặt dầm và đầu cột vì đây là vị trí phải chịu áp lực. Khi nối thép tại vị trí này, mối thép dễ bị tuột hơn và ảnh hưởng đến công trình.
Quy định về nối thép sàn
Cách thức nối thép sàn cơ bản tương tự như cách nối thép dầm và không nối thép tại những điểm phải chịu lực lớn.
Để lựa chọn phương pháp hàn và nối các loại thép như thép gân, thép cuộn, thép dầm, thép cột, nhà máy sản xuất cần tuân thủ theo tiêu chuẩn xây dựng 71:1977. Một số loại thép có tính hàn nối thấp cần được thực hiện theo chỉ dẫn an toàn của cơ sở sản xuất để đảm bảo thép thành phẩm đạt chuẩn khi sử dụng.