Đúc phôi thép liên tục là gì? Quy trình thực hiện ra sao?

      Comments Off on Đúc phôi thép liên tục là gì? Quy trình thực hiện ra sao?

Từ phôi thép để ra thành phẩm thép hoàn chỉnh trải qua nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có đúc thép liên tục. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về hệ thống đúc thép này trong bài viết bên dưới nhé! 

Đặc điểm của hệ thống đúc thép liên tục

Đây là một kỹ thuật đúc thép nóng chảy thành hình dạng tiết diện hoặc tạo ra phôi thép có kích thước nhất định. Đặc điểm của quy trình này như sau:

Các thiết bị được sử dụng bao gồm: thùng rót, thùng trung gian, bình kết tinh, vùng làm nguội, máy kéo và máy cắt.

Về cơ chế hoạt động, hệ thống gồm các công đoạn rót kim loại lỏng liên tục vào khuôn sau đó làm nguội tuần hoàn, kéo thành phôi thép đông đặc sau đó cắt thành các phôi thép thanh có chiều dài như yêu cầu.

Ưu điểm của hệ thống này là giúp tiết kiệm năng lượng, chi phí, thời gian và không gian khi lược bỏ khâu cán phá tạo phôi. Lợi ích của việc này đó là  giúp tiết kiệm được 21 – 36kg than theo tiêu chuẩn trên mỗi tấn thép sản xuất. Ngoài ra, hệ thống này còn giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thép xây dựng nhờ được cơ khí hóa và tự động hóa, phôi thép có cấu trúc mịn, độ bóng và độ chính xác cao.

Quy trình sản xuất thép tại các nhà máy

Đúc thép liên tục giúp tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất

Hệ thống đúc thép liên tục trải qua mấy bước? Quy trình này có thể được mô tả như sau:

Bước 1: Nấu thép lỏng. Đầu tiên cần sử dụng các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than, đá vôi, khí tự nhiên… để nấu chảy trong lò nhiệt độ cao khoảng 1600°C.

Bước 2: Rót thép lỏng vào khuôn đúc. Dòng thép nóng chảy được rót ra máng rót để kim loại chảy liên tục vào khuôn đúc. Khuôn đúc có hình dạng hộp chữ nhật hoặc hình tròn, được làm bằng đồng hoặc thép không gỉ và có hệ thống làm nguội tuần hoàn bằng nước.

Bước 3: Làm nguội và kết tinh phôi thép. Khi phôi thép tiếp xúc với bề mặt khuôn và được làm nguội, lớp thép liền sát với khuôn sẽ kết tinh thành phôi thép rắn nhưng bên trong vẫn còn lỏng. Độ dày của phôi thép rắn khoảng 5 – 25 mm.

Bước 4: Kéo và cắt phôi thép. Phôi thép sau đó được kéo ra khỏi khuôn đúc với tốc độ phù hợp với tốc độ rót thép lỏng. Sau đó phôi được kéo qua vùng làm nguội thêm để trở thành phôi thép đông đặc hoàn toàn, nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 900°C. Cuối cùng tiến hành cắt thép theo chiều dài mong muốn bằng máy cắt. 

Đây được xem là công đoạn đầu hình thành nên phôi thép, trước khi hoàn thiện các sản phẩm thep xay dung. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về một trong những quy trình quan trọng của sản xuất thép.