Để gia tăng sức cạnh tranh của ngành, các công ty thép trong nước cần chuyển hướng mô hình sản xuất khép kín, xanh hóa đảm bảo giảm phát thải ra môi trường. Đây cũng là chủ trương được Bộ TN-MT khuyến khích thực hiện.
Xu hướng xanh hóa toàn cầu
Khi sản xuất các sản phẩm thép như thép cuộn, thép thanh vằn, thép tấm… các nhà máy thường phát thải lượng lớn khí CO2 do sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch. Các ngành công nghiệp phát triển đồng nghĩa với lượng khí thải CO2 toàn cầu tăng lên, trong đó phần lớn đến từ nhu cầu thép gia tăng. Tuy cường độ CO2 trực tiếp từ quá trình sản xuất thép có giảm nhẹ trong vài năm gần đây, nhưng các nỗ lực này càng phải được thúc đẩy nhanh chóng để kịp lộ trình đạt phát thải ròng bằng 0 của ngành thép giai đoạn 2050.
Trên thế giới, châu Âu đang là khu vực kinh tế dẫn đầu xu hướng nghiên cứu và sản xuất thép xanh. Các tập đoàn thép tại nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… đã bắt đầu chú trọng cải tiến các công nghệ, tăng cường sử dụng thép tái chế giảm thiểu tác động lên môi trường.
Xanh hóa sản xuất thép là chiến lược phát triển cho công ty thép trong tương lai
Hướng đi cho ngành thép Việt đến năm 2050
Còn tại Việt Nam, theo đại diện Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận định, những cong ty thep, xi măng và nhựa sẽ là các đơn vị tiên phong tích cực tham gia thị trường các-bon trong nước.
Mục đích của giảm phát thải khí nhà kính sẽ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đầu tư công nghệ hiện đại có mức các-bon thấp, sử dụng năng lượng xanh cũng như phát triển thị trường các-bon trong nước. Từ đó tại ra mô hình kinh tế tuần hoàn khi Việt Nam đã cam kết phải đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, nghiên cứu sản xuất thép xanh nằm trong chiến lược dài hạn. Để làm điều này, các doanh nghiệp thép cần chú trọng đầu tư thiết bị công nghệ tuần hoàn khép kín, thân thiện môi trường và tăng cường số vốn đầu tư cho các hạng mục về môi trường trong mỗi dự án.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tập trung nâng cao sản lượng điện tự sản xuất, giúp giảm bớt áp lực cho ngành điện khi biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét.
Nhìn chung, xu hướng bảo vệ môi trường, xanh hóa ngành thép là điều tất yếu. Để thực hiện được doanh nghiệp cần thay đổi và vượt qua nhiều thử thách về chi phí, nhưng nếu đạt được đây sẽ là nền tảng vững chắc giúp doanh nghiệp thép Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh nhất là tại các thị trường xuất khẩu Âu Mỹ.