Các tập đoàn thép hướng tới chuyển đổi xanh ra sao?

      Comments Off on Các tập đoàn thép hướng tới chuyển đổi xanh ra sao?

Vấn đề “chuyển đổi Xanh” của các tập đoàn thép đang hướng đến đó là sử dụng ít năng lượng hóa thạch hơn đồng thời phát thải ít khí nhà kính hơn. Một số biện pháp phổ biến sau đây chính là cách mà ngành thép thực hiện.

Sự nỗ lực từ các tập đoàn thép hàng đầu

Những tập đoàn thép lớn đang cạnh tranh nhau trong cuộc đua chuyển đổi xanh, nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng với sản phẩm thân thiện môi trường. Những năm gần đây, có nhiều khẳng định thép xanh sẽ là một phần quan trọng cho kế hoạch sản xuất trong tương lai của ngành thép. Một số tập đoàn thép tiêu biểu có định hướng sản xuất Xanh trong và ngoài nước đó là:
– Tập đoàn VAS, một trong những nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu tại Việt Nam đã có định hướng “thép Xanh” từ ngày đầu thành lập. Tập đoàn sử dụng nguyên liệu sắt, thép phế liệu trong quá trình sản xuất thép thanh vằn, thép cuộn. Tập đoàn VAS đã được vinh danh là Tập đoàn sản xuất hàng đầu vì môi trường trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN 2023.
– Tập đoàn POSCO của Hàn Quốc, đã đầu tư 52.000 tỷ won [tương đương 38,9 tỷ USD] cho sản xuất thép xanh và khí hydro xanh tại Australia, công bố kế hoạch vận hành nhà máy HyREX sử dụng công nghệ mới dựa trên năng lượng khí hydro.
– Tập đoàn ArcelorMittal một trong các nhà sản xuất thép lớn nhất toàn cầu đã triển khai các dự án sản xuất thép xanh tại nhiều quốc gia đặt nhà máy như Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bỉ, trong đó dùng các nguồn năng lượng tái tạo, khí hydro xanh và sắt phế liệu.

VAS định hướng sản xuất “thép Xanh” từ ngày đầu thành lập
Tập đoàn VAS định hướng sản xuất “thép Xanh” từ ngày đầu thành lập

Những thay đổi trong phương pháp sản xuất thép

Sản xuất thép xây dựng truyền thống dùng than cốc để nấu chảy quặng sắt trong lò cao. Trong khi đó khí hydro xanh là khí được sản xuất bằng cách điện phân nước dùng năng lượng tái tạo, không phát thải CO2 khi đốt cháy như than cốc.
Các sản phẩm như thép cuộn, thép thanh vằn hiện nay ít nhiều đều có nguồn gốc từ sắt tái chế. Sử dụng sắt thép phế liệu đã qua sử dụng giúp tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng đồng thời bảo vệ môi trường.
Áp dụng các phương pháp mới giảm phát thải ra môi trường, như sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao oxy; các thiết bị xử lý khí thải, giảm bụi, giảm NOx, giảm khí CO2; các thiết bị kiểm soát chất lượng không khí, đo đạc, báo cáo và thẩm định lượng phát thải khí nhà kính; tham gia vào các chương trình trao đổi tín chỉ cacbon để giao dịch và bù đắp lượng phát thải khí nhà kính.