Để có thép cuộn thành phẩm, quy trình sản xuất diễn ra như thế nào? Là một trong những vật liệu xây dựng phổ biến nhất, cùng tìm hiểu cách sản xuất thép cuộn trong bài viết bên dưới.
Chế tạo thép cuộn như thế nào?
Các dải thép thường có nhiều rộng từ 700mm trở lên hoặc các sản phẩm thép thứ cấp sẽ thường được dùng để làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình kéo thép dây cuộn. Thép cuộn thường có đường kính từ 1mm đến 6mm. Phôi thép sẽ được sử dụng để cán thành loại thép mong muốn. Tuy nhiên, nhà máy luyện thép sử dụng vật liệu đầu vào khác nhau thì thành phẩm tạo ra cũng sẽ khác nhau.
Quá trình kéo dây thép cuộn đó là kéo phôi thép thanh qua một hoặc nhiều khuôn khác nhau, khuôn sau có đường kính nhỏ hơn khuôn trước. Sau quá trình này, tiết diện của dây sẽ được giảm, nhưng chiều dài của dây sẽ tăng lên.
Thép dải sẽ được cắt nhỏ thành nhiều dây, lúc này tiết diện của các dây vẫn là hình chữ nhật, chiều rộng của mỗi dây sẽ nhỏ hơn chiều rộng của dải thép ban đầu.
Với loại thép có tiết diện hình vuông, các sợi dây thép sẽ được quấn trực tiếp trên các con lăn để tạo thành thép cuộn thành phẩm. Còn để sản xuất thép cuộn có tiết diện tròn, các sợi dây thép này sẽ được đưa vào máy quấn nhằm tạo hình tròn cho sợi dây và sau đó được đưa vào máy kéo để tạo thành các sợi dây có đường kính nhỏ hơn theo yêu cầu.
Hiện nay, việc sử dụng phôi thép vuông để kéo dây thép cuộn vẫn là cách làm phổ biến nhất. Nguyên nhân là do thép nguyên chất thường có độ dẻo cao nên khi kéo sẽ ít bị ảnh hưởng tới cấu trúc của thép. Ngược lại nếu phôi thép bị lẫn hợp kim tuy có độ bền cao, khi thực hiện kéo thì sẽ dễ bị đứt gãy.
Mỗi nhà máy sản xuất thép thường có một yêu cầu về hình dạng cũng như kích thước thép thành phẩm khác nhau. Do đó nên các khuôn dùng để kéo dây thường được đặt riêng và không có sẵn trên thị trường. Hơn nữa, các loại khuôn thường được làm bằng hợp kim cứng nên giá thành sẽ khá cao.