Kênh tiêu thụ nội đại đã có dấu hiệu phục hồi. Theo dự báo, các nhà máy thép sẽ vượt qua khó khăn và duy trì sản lượng thép khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện.
Nhu cầu thép dự kiến tăng
Kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép sẽ phục hồi hơn 6% so với cùng kỳ trong năm 2024, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Cuối năm 2023, sản lượng tiêu thụ trong nước tăng 13% so với cùng kỳ sau khi giảm 20% trong 2023. Nhờ tình hình kinh tế vĩ mô và thị trường bất động sản khởi sắc hơn khiến cho sản lượng dần phục hồi.
Về xuất khẩu, thép của Việt Nam đã thể hiện khả năng cạnh tranh tốt trong bối cảnh xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh. Sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc cuối năm 2023 đã tăng 1,5% đạt 952 triệu tấn. Tuy nhiên, nếu xét theo tháng, sản lượng sản xuất thép của Trung Quốc gần như liên tục giảm từ mức đỉnh 95,7 triệu tấn trong tháng 3 xuống còn 76,1 triệu tấn do nhu cầu yếu và chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong khi biên lợi nhuận của các nha may thep đã giảm xuống mức thấp.
Thế nhưng các nhà phân tích không kỳ vọng giá thép sẽ tăng mạnh vì nhu cầu chung vẫn sẽ bị ảnh hưởng do thị trường bất động sản ở Trung Quốc chưa có nhiều khởi sắc. Mặt khác, sự gia tăng giá thép so với chi phí nguyên liệu đầu vào có thể thúc đẩy hoạt động sản xuất thép Trung Quốc quay trở lại.
Mức tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp thép có thể cao hơn trong nửa đầu năm 2024 nhờ mức nền lợi nhuận thấp trong nửa đầu năm 2023. Ngoài ra việc chuyển đổi sản xuất thép xanh do các chính sách về môi trường của EU cũng là cơ hội và thách thức cho xuất khẩu thép.
Giá cổ phiếu hiện đã được định giá ở mức cao, phần nào phản ánh triển vọng lợi nhuận 1 năm của ngành, với P/E dự phóng 1 năm dao động trong khoảng 15x-17x, vượt mức trung bình lịch sử khoảng 10x. Giá cổ phiếu thép thường được định giá cao ở thời kỳ đáy lợi nhuận. Ngoài ra, cổ phiếu thép cũng được ưa chuộng trong những năm gần đây khi được coi là cổ phiếu có hệ số beta cao.