Nhiều dự báo cho thấy ngành sản xuất thép năm 2024 có thể hồi phục nếu những yếu tố tích cực xảy ra, giúp các doanh nghiệp gia tăng biên lợi nhuận. Vậy đó là những yếu tố gì?
Diễn biến giá cả thép đầu năm 2024
Trong những tháng đầu năm 2024, giá thép xây dựng trong nước đã có hai đợt điều chỉnh tăng giá. Lần thứ 1 là vào tháng 1 với mức tăng đồng loạt cho cả thép thanh vằn và thép cuộn là 200.000 đồng/tấn. Lần thứ 2 là 1 tuần sau đó, nhiều nhà máy sản xuất thép thông báo tăng giá thép cuộn thêm 200.000 đồng/tấn, còn giá thép thanh vằn tạm thời vẫn giữ ổn định.
Theo dự báo, hoạt động sản xuất thép của Việt Nam trong năm 2024 có thể tăng 10% và năm 2025 tăng 8%, khi nhiều ngành kinh tế trong nước phục hồi, một phần là nhờ hoạt động giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông tăng nhu cầu tiêu thụ.
Trong bối cảnh chịu tác động tiêu cực của kinh tế vĩ mô và sự “đóng băng” của thị trường bất động sản năm 2023, năm 2024, ngành thép được dự báo sẽ có những bước dài tăng trưởng, kéo theo sự hồi phục lợi nhuận các cong ty thep.
Hiệp hội Thép thế giới [WSA] nhu cầu thép thế giới dự kiến sẽ tăng 1,9% trong năm 2024 so với 1,8% trong năm 2023 và tăng 1,9% lên mức 1,85 tỷ tấn vào năm 2024. Ngoài ra, nhu cầu từ các nước ASEAN [trừ Việt Nam] dự kiến sẽ tăng tăng 5,2% trong năm 2024, cao hơn mức 3,8% trong năm 2023. Năm 2024, nhiều nha may san xuat thep đặt mục tiêu đẩy mạnh hoạt động các lò luyện thép, xây dựng kế hoạch kinh doanh tăng trưởng mạnh.
Trong Báo cáo triển vọng ngành thép 2024, SSI Research kỳ vọng tổng sản lượng tiêu thụ thép năm 2024 sẽ phục hồi hơn 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa đạt mức tăng trưởng gần 7%. Mức tiêu thụ thép trong năm 2024 sẽ được hỗ trợ từ sự phục hồi của nền kinh tế vĩ mô, thị trường bất động sản, tương tự như năm 2013.