Công ty thép đẩy mạnh sản xuất, giá thép có thể tăng?

      Comments Off on Công ty thép đẩy mạnh sản xuất, giá thép có thể tăng?

So với năm 2023, tiêu thụ thép dự kiến sẽ tăng, nhất là thép xây dựng. Các công ty thép đẩy mạnh sản xuất trong năm nay, đồng thời kỳ vọng về sự phục hồi sẽ là đòn bẩy cho thép tăng giá sau thời gian dài trầm lắng.

Dự báo giá thép tăng trở lại

Công ty Chứng khoán MBS [MBS Research] dự báo, giá thép xây dựng trong nước năm 2024 sẽ tăng 6% so với năm 2023, lên mức trung bình 15 triệu đồng/tấn. Dự báo sản lượng sản xuất thép thô và nhóm sản phẩm thép năm 2024 sẽ lần lượt đạt mức 19,15 triệu tấn và 28,36 triệu tấn, tăng 7,16% và 6,76% so với năm 2023. Sản lượng bán hàng sản phẩm thép năm 2024 ước tăng lần lượt 8,68% và 5,19% năm 2024, qua đó tạo dư địa cho các doanh nghiệp thép đẩy mạnh sản xuất. Trong năm nay, ngành thép sẽ phải đối mặt với một số rủi ro liên quan đến các chính sách của Trung Quốc, đặc biệt là nhu cầu thép phế liệu tăng lên.

thép cuộn

Kỳ vọng giá thép cuộn có thể tăng trở lại

Trưởng phòng Khoáng sản luyện kim, Cục Công nghiệp [Bộ Công Thương] Đỗ Nam Bình cho hay, ngành thép sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc chuyển đổi xanh, giảm phát thải, trong đó trước mắt là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon [CBAM] của EU. Đây là cơ chế đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại. Cơ chế này ảnh hưởng đến sự cạnh tranh của các mặt hàng từ nhà máy thép Việt Nam và các nước ASEAN.

Các nhà máy luyện thép trong nước cần trung vào một số giải pháp quan trọng như tăng cường công tác tìm hiểu, theo sát diễn biến nhu cầu thị trường để từ đó có các kế hoạch chuẩn bị kịp thời và chủ động trong năm 2024. Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao năng lực, nguồn lực tài chính, cải tiến phương thức sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất xanh. Cùng với đó là minh bạch trong quản trị, hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong bối cảnh hiện nay.

Để hỗ trợ ngành thép hồi phục và phát triển, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng phù hợp các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thị trường ngành thép trong nước. Cùng với đó, Bộ phối hợp với các hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành để tận dụng cơ hội thị trường nội địa từ việc giải ngân vốn đầu tư công đối với các công trình giao thông, xây dựng lớn, từ đó thúc đẩy nguồn cung sản xuất trong nước.