Theo ước tính nhu cầu sử dụng thép thế giới, từ nay đến năm 2050 sẽ tăng khoảng 20% so với hiện tại. Để đạt được mục tiêu sản xuất thép phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050, các công ty đang tích cực tìm giải pháp cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn “thép Xanh”.
“Thép Xanh” là khái niệm luyện thép sử dụng các công nghệ tiên tiến và nguyên liệu sản xuất “xanh” nhằm giảm thiểu tối đa lượng phát thải khí CO2 trong quá trình sản xuất. Tiêu chuẩn để được công nhận là “thép Xanh” đòi hỏi các nha may san xuat thep trong quá trình sản xuất, bao gồm cả việc sử dụng nhiên liệu như điện và khí, đều không có phát thải.
Khái niệm này bắt đầu phổ biến từ năm 2021 khi các nước phát triển tính đến các giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về phát thải, đặc biệt là tại châu Âu. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp bắt đầu chú ý nhiều hơn sau khi Luật Bảo vệ Môi trường được ban hành vào năm 2020 và có hiệu lực từ 1/1/2022.
Phương Pháp Sản Xuất “Thép Xanh”
Sử Dụng Khí Hydro Xanh
Một trong những giải pháp được biết đến nhiều nhất để giảm phát thải ngành thép là sử dụng khí hydro xanh. Không giống với phương pháp luyện thép truyền thống là nung quặng sắt bằng than cốc trong lò cao để sản xuất thép cuộn hay thép thanh vằn, với phương pháp Hybrid, các nhà máy sẽ dùng khí hydro xanh để nung chảy quặng sắt.
Tuy nhiên, chất lượng quặng sắt đầu vào cho các lò đốt sử dụng khí hydro đòi hỏi trên 67% Fe và ít tạp chất, trong khi đó các lò cao hiện nay chủ yếu sử dụng loại quặng phẩm chất 62% Fe hoặc thấp hơn.
Sử Dụng Lò Đốt Sinh Khối
Phương pháp thứ hai được sử dụng là lò đốt sinh khối. Nhiên liệu cho lò đốt này là khí sinh học (CO, H2, CH4,…) được tạo ra bởi quá trình phản ứng nhiệt phân trong môi trường yếm khí của các nguyên liệu sinh khối như gỗ, trấu, phụ phẩm nông nghiệp,…
Các Biện Pháp Bổ Sung
Để đạt mục tiêu sản xuất “thép Xanh”, ngoài những phương pháp trên, các nhà máy thép có thể mua tín chỉ carbon hoặc tăng cường trồng cây xanh để kiểm soát lượng khí CO2.
Việc sản xuất “thép Xanh” là khả thi và cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường của ngành công nghiệp thép. Các công ty thép và nhà máy sản xuất thép cần áp dụng các công nghệ tiên tiến và nguyên liệu sản xuất “xanh” để đạt được mục tiêu này, đồng thời tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Điều này không chỉ giúp giảm phát thải khí CO2 mà còn nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thép trên thị trường quốc tế.