Ngành thép vẫn đối mặt với nhiều thách thức mang tính dài hạn. Đặc biệt cần có những giải pháp triệt để nhằm hạn chế làn sóng thép nhập khẩu tràn lan, tạo thế phát triển bền vững cho các doanh nghiệp thép trong nước.
Mặc dù san xuat thep của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN, ngành thép vẫn đang đối mặt với những thách thức mang tính dài hạn. Việt Nam vẫn tiếp tục nhập khẩu thép cán, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó chủ yếu là thép cán nóng. Ngoài ra, thép hình và một số sản phẩm tôn mạ kim loại, sơn phủ màu cũng được nhập khẩu, chiếm khoảng 20-25% nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Hiệp hội Thép Việt Nam đã kiến nghị các cơ quan liên quan xây dựng và hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng và hàng rào kỹ thuật để ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam. Bộ Công Thương kịp thời áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại nhằm ngăn ngừa hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bảo vệ sản xuất trong nước.
Bộ Công Thương cũng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng và trình Chiến lược phát triển công nghiệp thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050, gắn với các chính sách đặc thù cho ngành thép tăng trưởng xanh và bền vững. Trong thời gian chưa có Chiến lược phát triển ngành thép, cần có biện pháp quản lý đầu tư các dự án thép có quy mô lớn nhằm kiểm soát cân đối cung cầu, tránh lãng phí tài nguyên, vốn đất đai, bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính [thép xanh].
Đại diện Bộ Tài chính cũng đã đồng tình với ý kiến của Hiệp hội Thép Việt Nam về việc cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp để bảo vệ các cong ty thep sản xuất trong nước. Theo đó, thuế xuất nhập khẩu sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng dần, đầu vào ở mức thấp, còn với các sản phẩm tinh hơn sẽ áp thuế cao hơn nhằm tạo ra rào cản pháp lý bảo vệ các tập đoàn thép sản xuất trong nước.
Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập [VCCI], cho rằng cần lập hàng rào kỹ thuật theo chuẩn mực quốc tế để ngăn chặn hàng nhập khẩu kém chất lượng. Đồng thời, xây dựng quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam, đảm bảo thép nhập khẩu phải có giấy chứng nhận tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang xây dựng và dự kiến sẽ sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bộ cũng đang hoàn tất dự thảo để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Phát triển công nghiệp trọng điểm, nhằm phát triển ngành công nghiệp thép trở thành ngành công nghiệp nền tảng quốc gia, đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu.
Đối với vấn đề thép nhập khẩu ồ ạt vào thị trường, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1535/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép mạ có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngày 14/6/2024, Bộ Công Thương cũng ra thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng [HRC] từ Ấn Độ và Trung Quốc.