Việt Nam sản xuất thép đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN với quy mô sản xuất có thể đạt 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên ngành thép đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng và tồn kho lớn.
Những thách thức của ngành thép
Báo cáo mới nhất từ Tổng Cục Hải quan cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 8,2 triệu tấn thép, tăng 48% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị gần 6 tỷ USD, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản phẩm từ sắt thép nhập khẩu đạt hơn 3,03 tỷ USD, tăng 24,8%.
Ngành san xuat thep Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ mất thị trường nội địa do sự cạnh tranh từ thép nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc. Trong năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam 8,2 triệu tấn thép, tương đương hơn 5,6 tỷ USD, chiếm 62% tổng lượng và 54% tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc xuất khẩu 45 triệu tấn thép, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Thép Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu ồ ạt vào Việt Nam với 3,7 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm 2024, chiếm 68% tổng lượng nhập khẩu.
Theo chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, xu hướng nhập khẩu thép Trung Quốc tăng mạnh do kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại và thị trường bất động sản nguội lạnh khiến nhu cầu tiêu thụ sắt thép yếu đi. Trung Quốc, với sản lượng thép chiếm hơn một nửa thế giới, khi gia tăng xuất khẩu thép [thép gân, thép cuộn] ra nước ngoài, gây nhiều áp lực lên các quốc gia khác trong đó có Việt Nam.
Thép không gỉ nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 55% tổng lượng tiêu thụ nội địa Việt Nam, trong khi các nhà sản xuất nội địa chỉ đáp ứng được khoảng 45%. Với công suất hơn 800.000 tấn/năm, gấp hơn 3 lần so với tổng tiêu thụ nội địa, việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá có thể dẫn đến làn sóng nhập khẩu thép từ Trung Quốc không thể ngăn cản.
Những chính sách hỗ trợ ngành sản xuất thép của Nhà nước, bao gồm các biện pháp phòng vệ thương mại, là rất cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa và duy trì sự phát triển bền vững của ngành sản xuất thép [thép dây cuộn, thép gân] trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế gay gắt.