Theo dự báo, nhiều công ty thép trong nước sẽ được hưởng lợi từ các thị trường lớn như EU, Mỹ… Từ đó, kim ngạch xuất khẩu được cải thiện nhờ vào áp lực tăng lãi suất giảm bớt trên toàn cầu từ quý 3/2023.
Nhu cầu thép thế giới nửa cuối năm 2023 ra sao?
Theo Hiệp hội Thép thế giới [WSA] cho biết, nhu cầu thép thế giới sẽ tăng bật trở lại trong năm 2023 nhờ các yếu tố đầu tư công và kiểm soát an ninh năng lượng.
ASEAN sẽ là khu vực dẫn đầu tăng trưởng tiêu thụ thép thông qua các dự án đầu tư cho cơ sở hạ tầng. Các cong ty thep trong nước xem đây chính là thị trường xuất khẩu chính thời gian tới.
Về thị trường Châu Âu được dự báo tiếp tục thiếu hụt nguồn cung thép do giá năng lượng vẫn còn cao. Đây cũng chính là thị trường mục tiêu cần đẩy mạnh xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp thép Việt.
Tăng trưởng tiêu thụ thép ở Mỹ đều đặn từ 2022 đến 2023 giúp nhiều tập đoàn thép Việt Nam được hưởng lợi, nhờ vào sự phục hồi mạnh mẽ sau dịch, chuỗi cung ứng thông suốt và đầu tư cho khai thác năng lượng tăng.
Doanh nghiệp thép trong nước đẩy mạnh xuất khẩu thép sang Mỹ
Tuy nhiên cũng cần lưu ý trong năm nay vẫn còn rất nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại gia tăng giữa các nước nhập khẩu.
Gần đây nhất, Mỹ đã nới hạn ngạch nhập khẩu cho sản phẩm thép từ Nhật vả EU từ đầu năm 2022. Còn EU cũng đã gia tăng biện pháp bảo hộ thương mại đối với mặt hàng tôn mạ của Việt Nam từ 1/7/2022 đến 30/6/2024.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA], tình hình xuất khẩu của các nhà máy thép trong cả nước đạt 6,95 triệu tấn, trị giá 6,88 tỷ USD, giảm 37,4% về lượng và giảm 29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Thời gian gần đây, kim ngạch xuất khẩu thép vẫn theo xu hướng giảm, cho thấy tình hình thị trường thế giới vẫn chưa được cải thiện như kỳ vọng.
Các công ty thép Việt Nam đã chuyển hướng sang xuất khẩu tới các thị trường có tiêu chuẩn cao như Mỹ [ví dụ tiêu biểu như thép VAS], thị trường EU trong khi đó đã giảm dần tỷ trọng ở khu vực ASEAN và Trung Quốc.