Cách tính hàm lượng thép vằn trong cốt thép bê tông

      Comments Off on Cách tính hàm lượng thép vằn trong cốt thép bê tông

Thép vằn được sử dụng làm cốt thép bê tông, đóng vai trò quan trọng cho nền móng của toàn bộ công trình. Dưới đây là một số cách tính hàm lượng thép cần thiết khi làm cốt thép bê tông mà chủ công trình có thể tham khảo.

Tìm hiểu về hàm lượng cốt thép

Hàm lượng cốt thép khi đổ bê tông được ký hiệu µ cho biết tỉ lệ diện tích tiết diện bê tông và diện tích tiết diện cột thép.
Lượng cốt thép thanh vằn trong bê tông sử dụng sao cho vừa đủ, không quá nhiều nhưng cũng không được quá ít. Nếu lượng cốt thép bên trong bê tông không đủ dẫn tới công trình đổ sập do không có khả năng chịu lực đủ mạnh, thiếu an toàn. Ngược lại khi hàm lượng thép quá nhiều thì bê tông sẽ bị phá lực kéo do cốt thép và đội thêm chi phí xây dựng cho công trình.

Cốt thép bê tông có đặc điểm gì?

Trước tiên, chúng ta cần biết rằng bê tông chính là vật liệu có sức chịu nén nhưng không có khả năng chịu kéo, trong khi đó thép gân có thể vừa chịu kéo tốt vừa chịu nén, thêm nữa là hai vật liệu này có hệ số giãn nở như nhau. Khi kết hợp lại chúng ta sẽ có vật liệu xây dựng hoàn hảo, giúp công trình chịu được nhiều yếu tố tác động bên ngoài và đó gọi là bê tông cốt thép.
Lớp bê tông bên ngoài có công dụng chính là bảo vệ cốt thép ở bên trong, còn lớp cốt thép ở trong giúp bảo vệ cho bê tông tránh bị ngấm hay vỡ công trình.

ứng dụng thép vằn trong đổ bê tông
Tính hàm lượng thép cốt khi đổ bê tông sao cho phù hợp với đặc điểm từng công trình

Cách tính hàm lượng cốt thép trong khối bê tông

Số lượng thép xây dựng dùng làm bê tông cốt thép bao nhiêu tùy thuộc vào mục đích sử dụng cho mỗi công trình. Nếu chủ công trình ưu tiên tiết kiệm chi phí mua thép thì hàm lượng tối đa là 3%, còn nếu đảm bảo làm chung giữa thép và bê tông thì hàm lượng có chỉ số tối đa là 6%. Hàm lượng cốt thép khi làm dầm móng thông thường nhỏ hơn 2%, nhưng tốt nhất trong khoảng 1,2 đến 1,5%.
Có nhiều cách để bạn xác định được hàm lượng thép trong 1m³ bê tông. Bạn có thể tham khảo cách làm sau đây:

  • CT dầm móng chính: Fi<=18:120 kg; fi<=10:25kg/m³ bê tông, có tổng 145kg/m³
  • CT móng cột chính: Fi<=18:50 kg; fi<=10:20kg, fi>18:30kg /m³ bê tông, có tổng 90 kg/m³
  • CT dầm: Fi<=10:30 kg; fi>18:50kg, fi<=18:85kg /m³ bê tông, có tổng 165 kg/m³
  • CT cột: Fi<=10:30 kg; fi>18:75kg, fi<=18:60kg/m³ bê tông, có tổng 165 kg/m³
  • CT lanh tô: Fi<=10, có tổng 80kg/m³
  • CT sàn chính: Fi<=10, có tổng 90kg/m³
  • CT cầu thang chính: Fi<=10:45 kg, fi<=10:75kg/m³ bê tông, có tổng 120 kg/m³

Để xác định được chính xác lượng thép cần dùng, tốt nhất cần có sự tư vấn và thiết kế bởi các kỹ sư xây dựng hoặc kiến trúc sư. Hy vọng một số thông tin trên giúp chủ công trình hiểu được phần nào cách tính toán lượng thép phù hợp.