Cơ chế CBAM với sản xuất thép: Động lực hay thách thức?

      Comments Off on Cơ chế CBAM với sản xuất thép: Động lực hay thách thức?

Sản xuất thép ít ô nhiễm là xu hướng chung ngày càng phổ biến tại các nước phát triển. Tuy nhiên với các doanh nghiệp thép trong nước, đây là động lực hay thách thức?

“Thép xanh” có dễ thực hiện?

Trong giai đoạn 2025 – 2030 các nha may thep sẽ sử dụng nguyên liệu carbon thấp, tăng cường lượng khí H2 trong nhà máy lên 30% nhằm bắt kịp xu hướng chung của thế giới. Bên cạnh đó kế hoạch phát triển thị trường tín chỉ carbon được xem là động lực cho nhiều doanh nghiệp sản xuất thay đổi để Xanh hóa hơn.

Theo ông Phạm Quang Anh, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam [MXV] cho biết Sở đang nghiên cứu và sẽ sớm tiến hành triển khai các giao dịch sản phẩm đạt tín chỉ carbon liên thông với các sở giao dịch lớn trên thế giới trong quý 4 năm nay.

Thị trường EU được xem là một trong những thị trường hàng đầu ngành Thép. Các nhà máy sản xuất thép đã biết về chính sách CBAM, thế nhưng ứng phó như thế nào cần phải có kinh nghiệm vì đây là những quy định hoàn toàn mới.

Các nhà máy thép là nơi tồn tại nguy cơ cao về cháy nổ.

Sản xuất thép đạt điều kiện CBAM cần nhiều kinh nghiệm

Ông Nghiêm Xuân Đa, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam [VSA] cho biết, ngành Thép Việt Nam và các doanh nghiệp thép đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với đơn vị liên quan để có hành động đáp ứng được Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon của EU [CBAM].

Trong thời gian tới, Hiệp hội sẽ tiếp tục nghiên cứu giải pháp và lộ trình triển khai nhằm cân bằng việc dần giảm phát thải carbon, đảm bảo tiến tới một ngành sản xuất thép xây dựng [thép cuộn, thép thanh vằn…] có khả năng cạnh tranh và phát triển Xanh.

Năm 2023 ngành Thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi giá thép giảm liên tục, sức tiêu thụ kém, lượng tồn kho tăng cao. Cho đến hết năm nay, các dự báo đều cho thấy thị trường thép trong nước tiếp tục ảm đạm.

Như vậy để tháo gỡ những khó khăn cho các nhà máy sản xuất thép chỉ có biện pháp tăng cường xuất khẩu. Để có thể gỡ khó và đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp thép trong nước phải nâng cao kiến thức và hướng tới Sản xuất Xanh, bền vững, bắt kịp xu thế của thế giới.

Để thúc đẩy xuất khẩu, ngoài sự nỗ lực từ phía doanh nghiệp sản xuất thép, các cơ quan quản lý cần đơn giản hóa thủ tục nhận và báo cáo dữ liệu liên quan đến phát thải CO2, đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp áp dụng chiến lược/kế hoạch hành động để ứng phó với Cơ chế CBAM. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần được hướng dẫn chi tiết hơn về xác nhận lượng khí thải carbon và gửi dữ liệu cho các đối tượng liên quan đến phát thải CO2…