Làm thế nào để trở thành đối tác phân phối cho công ty thép? Nếu bạn đang tìm hiểu về mô hình kinh doanh sắt thép, những thông tin hữu ích sau đây sẽ giúp bạn.
Những mô hình kinh doanh sắt thép phổ biến
Cửa hàng bán lẻ: Phù hợp với những ai muốn khởi nghiệp với quy mô vừa và nhỏ. Vốn đầu tư không quá nhiều do đó bạn sẽ dễ quản lý cũng như nghiệp vụ kế toán đơn giản hơn.
Đại lý sắt thép: Mô hình này cần phải có lượng khách ổn định và thường nhập sỉ số lượng lớn từ cong ty thep. Ngoài ra bạn phải đầu tư kho bãi, trang thiết bị xếp dỡ để hỗ trợ hiệu quả cho công việc kinh doanh.
Cửa hàng kết hợp xưởng: Ưu điểm đó là vừa sản xuất vừa bán lẻ sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí nhập hàng sắt thép [thép cuộn, thép thanh vằn], tăng cường nhân viên, quy mô xưởng và kho bãi không giới hạn. Tuy nhiên mô hình này sẽ hợp với những ai có kinh nghiệm lâu năm trong buôn bán sắt thép do đòi hỏi khả năng quản lý tốt và kế toán chuyên nghiệp.
Muốn kinh doanh sắt thép thành công cần lưu ý gì?
Điều kiện tài chính, mặt bằng và tiềm năng phát triển là những tiêu chí hàng đầu để bạn xem xét và cân nhắc trước khi đầu tư. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì nên tham khảo mô hình cửa hàng có quy mô nhỏ sau đó dần mở rộng quy mô.
Trên thị trường có nhiều nhà cung cấp sắt thép do đó bạn nên tìm hiểu kỹ chất lượng các sản phẩm thép thanh vằn, thép cuộn… cũng như giá cả để tránh gặp phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Để chọn được nguồn cung sắt thép chất lượng cần đáp ứng các yếu tố như sau:
- Chọn đơn vị cung cấp uy tín, có thương hiệu trên thị trường;
- Được khách hàng, các đại lý khác đánh giá tốt;
- Mạng lưới phân phối rộng, giá cả hợp lý.
Dịch vụ giao hàng và hình thức thanh toán cũng là điều cần chú ý trước khi bạn quyết định ký hợp đồng với nhà cung cấp. Duy trì mối quan hệ với đối tác cung ứng lâu năm nhằm xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên, cũng như giúp cho việc kinh doanh cửa hàng sắt thép của bạn trở nên thuận lợi hơn.