Phôi thép là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất thép, nên giá phôi thép có tác động không nhỏ tới giá cả các sản phẩm thép. Có nhiều yếu tố tác động đến cung cầu và giá cả phôi thép trên thị trường, vậy đó là gì? Tìm hiểu ngay trong bài viết bên dưới.
Chi phí nguyên liệu đầu vào
Giá các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc, phế liệu… Một khi giá các nguyên liệu đầu vào này tăng cao sẽ dẫn đến tăng giá phôi thép. Chẳng hạn như trong năm 2020, giá nguyên liệu quặng sắt đã tăng gần 80%, cụ thể từ 90 USD/tấn lên đến 160 USD/tấn; giá than cốc tăng gần 40%, từ 220 USD/tấn lên đến 300 USD/tấn; giá sắt thép phế liệu cũng tăng gần 50%, từ 250 USD/tấn lên 370 USD/tấn. Do đó điều này dẫn đến sự tăng giá của phôi thép thanh trong nước tăng từ 8.500 đồng/kg lên 14.500 đồng/kg trong năm 2020.
Giá phôi thép tăng hay giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Cung cầu trên thị trường
Giá phôi thép vuông cũng chịu tác động dựa theo quy luật cung cầu thị trường trong nước lẫn quốc tế. Nhu cầu mua thép tăng cao đến từ các hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp, xuất khẩu… kéo theo giá phôi thép tăng theo và ngược lại. Cụ thể như trong năm 2020, nhu cầu sử dụng thép trong nước tăng 8%, từ 22 triệu tấn lên 23,8 triệu tấn; trong khi đó xuất khẩu thép cũng tăng 4%, từ 7 triệu tấn lên 7,3 triệu tấn khiến giá phôi thép có sự biến động.
Tình hình chính trị kinh tế
Trong bối cảnh có những biến động bất lợi với nền kinh tế như chiến tranh, khủng hoảng, dịch bệnh… cũng tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất thép và giá phôi thép. Một trường hợp điển hình đó chính là dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp ngành thép, cụ thể như làm gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguyên liệu đầu vào, thiếu nguồn lao động, thiếu thị trường tiêu thụ…
Những biến động bất lợi với nền kinh tế tác động đáng kể đến việc sản xuất thép và giá phôi thép.
Chính sách thuế
Giá phôi thép cũng bị ảnh hưởng bởi hàng rào thuế quan như bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu… khiến giá tăng do nguồn cung từ nước ngoài bị hạn chế và ngược lại. Chẳng hạn như Việt Nam đã bị áp thuế chống bán phá giá một số mặt hàng thép khi xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Canada, EU, Thổ Nhĩ Kỳ…
Với những yếu tố tác động đến giá phôi thép như trên, doanh nghiệp thép và nhà đầu tư trong nước cần hoạch định chiến lược kinh doanh linh hoạt và hiệu quả, đưa ra các giải pháp nhằm thích ứng nhanh chóng với tình hình biến động của kinh tế và xã hội.