Thép gân hay thép thanh vằn thường được sử dụng trong bê tông cốt thép. Sau khi các công trình bị phá dỡ, người ta có thể tái chế lại thép gân và việc tái chế này sẽ đem đến nhiều lợi ích về cả mặt kinh tế lẫn môi trường.
Thép gân phế liệu là gì?
Thép gân hay thép thanh vằn là loại thép có các rãnh hoặc gân trên bề mặt. Nhờ có hình dạng như vậy mà thép gân có thể bám chặt với bê tông hơn. Thép gân có độ bền cao, độ đàn hồi tốt và giúp cho cấu trúc bê tông trở nên chắc chắn và ổn định hơn.
Thép gân có các rãnh và gân trên bề mặt, giúp bám chặt vào bê tông hơn.
Với xu hướng tái chế và tái sử dụng như hiện nay, nhiều nơi đã bắt đầu tái chế kim loại phế liệu để sử dụng lại. Thép gân phế liệu thường được tìm thấy sau khi phá dỡ các công trình xây dựng. Việc tái chế thép gân phế liệu có thể giúp tiết kiệm nhiều chi phí cho các doanh nghiệp.
Tìm hiểu quy trình tái chế thép gân
Thu thập, kiểm tra và phân loại thép gân phế liệu
Thép gân phế liệu có thể được tìm thấy ở những công trường đang bị phá dỡ. Thông thường, những nhà máy sản xuất thép sẽ nhập số lượng lớn thép phế liệu. Cùng với đó, các nhà máy cũng cần kiểm tra xem loại thép gân đó có thể được tái chế hay không. Nếu thanh thép bị rỉ sét quá nhiều sẽ không thể đáp ứng được tiêu chí tái chế sẽ được đưa đến bãi chôn lấp.
Xử lý
Ở bước này, những thanh thép còn nguyên vẹn sẽ được nắn thẳng và tái sử dụng. Còn đối với những thanh thép không đạt chuẩn sẽ được cắt nhỏ và đưa đến lò nung lớn rồi nấu chảy. Việc cắt nhỏ thép sẽ giúp cho quá trình tan chảy nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Thanh lọc
Thép nóng chảy sẽ được lọc để đảm bảo không bị lẫn tạp chất và đáp ứng các tiêu chuẩn về độ tinh khiết. Sau đó, dòng kim loại nóng chảy sẽ được làm mát và ép khuôn. Kết thúc bước này, ta sẽ có được thép thành phẩm.
Lợi ích của việc tái chế thép gân
Lợi ích lớn nhất có thể thấy được ngay lập tức của việc tái chế thép vằn là để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, về lợi ích lâu dài, tái chế thép thanh vằn có thể giúp tiết kiệm nhiều năng lượng và bảo vệ môi trường. Theo thống kê, việc tái chế thép vằn phế liệu có thể:
- Tiết kiệm khoảng 90% nguyên vật liệu đầu vào.
- Giảm 40% lượng nước và 70% năng lượng sử dụng.
- Hạn chế 85% ô nhiễm không khí.
Có thể nói, việc tái chế thép gân không những giúp tiết kiệm được chi phí mà còn đem lại những giá trị to lớn cho môi trường. Nhận thấy được lợi ích cùng với đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay, chắc chắn đây sẽ là xu hướng ngày càng phổ biến cho nhiều doanh nghiệp thép.