Nhiều tập đoàn thép liên tục gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nửa năm đầu 2023 do ảnh hưởng từ thị trường bất động sản. Tuy quý II/2023 đã có dấu hiệu khởi sắc song các doanh nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều thách thức.
Tình hình kinh doanh của các tập đoàn thép trong quý II năm 2023
Mặc dù nhu cầu thị trường thép chưa hồi phục nhưng các công ty thép vẫn công bố kết quả kinh doanh với doanh thu đạt gần 30.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của nhiều doanh nghiệp giảm hơn 50% so với năm trước đó. Sau 6 tháng đầu năm 2023, nhiều công ty chỉ đạt 38% chỉ tiêu doanh thu đã đặt ra và 23% kế hoạch lợi nhuận trong năm.
Tuy thị trường bất động sản đóng băng nhưng kết quả này cho thấy các doanh nghiệp thép đã có sự cải thiện đáng kể trong quý II/2023 khi đã chuyển hướng từ thua lỗ sang có lợi nhuận. Nhưng thực tế cho thấy kết quả kinh doanh vẫn thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2022.
Nhiều tập đoàn thép vẫn đối mặt với nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Sau hơn nửa năm gặp khó khăn kể từ tháng 10/2022, nhu cầu thép vẫn chưa có tín hiệu hồi phục bền vững. Tốc độ sản xuất thép của các nhà máy tại Việt Nam có xu hướng tăng kể từ đầu năm nhưng có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây.
Theo ước tính của một số cong ty thep, sản lượng tiêu thụ thép thô trong nửa đầu năm 2023 thấp hơn 10 triệu tấn. Con số này giảm 15% so với cùng kỳ năm trước đó và thấp hơn 9% so với cùng kỳ năm 2021. Sản lượng xuất khẩu thép thô đạt con số 875.000 tấn trong 6 tháng đầu năm 2023, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước. Con số này phần nào cho thấy tín hiệu về tốc độ hồi phục của hoạt động xây dựng và sản xuất trong nước.
Ngành thép nhận thấy điểm sáng khi sản lượng xuất khẩu thép cuộn cán nóng [HRC] trong tháng 5/2023 đạt kỷ lục hơn 390.000 tấn. Ước tính trong năm 2023, sản lượng xuất khẩu thép đạt gần 1,7 triệu tấn và đóng góp một nửa tổng tiêu thụ HRC.
Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngành thép có thể cạnh tranh ở tầm quốc tế, giúp nhà máy tiêu thụ thép tiêu thụ hàng hóa ở thị trường trong nước và nước ngoài. Giá thép vẫn chưa có dấu hiệu tăng trở lại do sức ép từ thị trường. Tình hình sản xuất thép và tiêu thụ toàn ngành chưa có dấu hiệu tích cực, biên lợi nhuận thấp dẫn đến giá bán thấp để các doanh nghiệp cạnh tranh lẫn nhau trên thị trường.
Trong dài hạn ngành thép vẫn có nhiều dấu hiệu tăng trưởng khả quan. Dự báo trong năm 2024, ngành thép hứa hẹn sẽ phục hồi trở lại khi thị trường bất động sản cải thiện và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư các dự án công.