Tình hình sản xuất và tiêu thụ thép thanh vằn trong nước vẫn có xu hướng giảm mạnh. Theo đó, các quốc gia khác vẫn nhập khẩu thép vào thị trường Việt với số lượng lớn, khiến thép nội địa buộc phải cạnh tranh để giữ lợi thế.
Thực trạng thị trường thép thanh vằn và một số loại thép khác
Theo báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam, sản lượng thép thành phẩm của Việt Nam hiện đạt hơn 2,012 triệu tấn, tuy nhiên con số này giảm 16,2% so với năm trước đó. Lượng tiêu thụ thép đạt 2,161 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2022.
Thị trường nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép cũng có sự biến động. Giá nguyên vật liệu tính đến cuối quý 3/2023 hiện xấp xỉ 112 USD/tấn. Giá nguyên liệu có sự chênh lệch giữa các quốc gia nhưng con số này đang có xu hướng giảm từ 118 USD/tấn để giảm gánh nặng giá bán cho các nhà máy sản xuất thép.
Giá thép cuộn cán nóng hiện dao động ở mức 571 USD/tấn, giảm 35USD/tấn so với giá vào tháng 6/2023. Thị trường thép cán nóng trên thế giới có sự biến động mạnh, dẫn đến tình hình thép cuộn trong nước bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.
Về nguyên nhân của sự sụt giảm, các công ty thép cho rằng yếu tố chính đến từ việc doanh nghiệp trong nước không những phải cạnh tranh lẫn nhau, mà còn phải cạnh tranh với thép nhập khẩu giá rẻ.
Lý giải nguyên nhân nhập khẩu thép số lượng lớn, doanh nghiệp thép cho rằng lý do chính đến từ điều kiện nhập khẩu thép “lỏng lẻo”, không kiểm soát chặt chẽ chất lượng thép thành phẩm. Thuế đánh trên thép nhập khẩu đang ở mức 0% nên việc kiểm tra chi tiết và hồ sơ còn khá dễ dàng. Đứng trước tình hình đó, Trung Quốc đã nhập khẩu ồ ạt sản lượng thép để chiếm thị phần.
Để bảo vệ thị trường trong nước, giữ lợi thế cạnh tranh, nhiều quốc gia hiện đang tăng cường xây dựng và áp dụng hàng rào kỹ thuật, biện pháp phòng vệ thương mại đối với các loại thép cuộn, thép vằn,…
Cụ thể, khi xuất khẩu thép, quốc gia xuất khẩu cần cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đạt tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng của quốc gia nhập khẩu. Các giấy phép này giúp ngăn chặn tình trạng nhập khẩu sản phẩm kém chất lượng.
Tuy ngành thép Việt vẫn đang rơi vào tình trạng thua lỗ, sản lượng thép vằn, thép dây cuộn nhập khẩu vẫn ở mức cao. Lý do chính đến từ việc mức thuế nhập khẩu 0% vẫn còn đang áp dụng và chưa có biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ thép nội địa.