Thép thanh vằn là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến, từ các công trình xây dựng công nghiệp, cơ sở hạ tầng cho đến công trình xây dựng dân dụng. Vậy đâu là lý do thép vằn được sử dụng phổ biến, làm thế nào để nhận diện được thép vằn trong số những loại thép xây dựng trên thị trường.
Thép thanh vằn là gì?
Thép thanh vằn hay còn được biết đến với tên gọi thép vằn, thép vân. Đường kính của thép vằn dao động từ phi 10mm đến phi 55mm. Ở dạng thanh, thép có chiều dài tiêu chuẩn lên đến 11,7m. Chiều dài của thép có thể thay đổi theo từng công trình cụ thể.
Đánh giá thép thanh vằn theo tiêu chí nào?
Ứng dụng thép thanh vằn trong các công trình
Thép thanh vằn được sử dụng rộng rãi nhờ vào đặc tính chịu lực tốt, độ cứng và độ bền cao. Thép vằn được dùng để xây nhà ở dân dụng, trung tâm thương mại, tòa nhà cao tầng.
Thông số kỹ thuật của thép vằn
Thép thanh vằn phổ biến trên thị trường sẽ có đường kính nhỏ và vừa, từ phi 10, phi 12, phi 14, phi 16, phi 18 đến phi 20. Mỗi loại phi sẽ tương ứng với đường kính 10mm, 12mm, 14mm, 16mm, 18mm, 20mm. Thép phi 10 đến phi 20 được dùng cho các công trình xây dựng nhà ở, nhà cao tầng.
Thép thanh vằn chuyên dụng sẽ có đường kính lớn hơn, dao động từ phi 22, phi 25, phi 28, phi 32 và tương ứng với đường kính 22mm, 25mm, 28mm, 32mm. Thép vằn chuyên dụng thường sử dụng cho các công trình lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công trình các nhà máy sản xuất thép có thể làm ra thép vằn với đường kính lên đến 55mm.
Tiêu chuẩn đánh giá thép thanh vằn trong xây dựng
Thanh thép gân cần có các đường gân ngang chạy dọc thanh thép. Thép đạt chuẩn phải có ít nhất 2 hàng gân ngang phân bổ đều xung quanh chu vi thanh thép. Các đường gân phải phân bổ đều theo chiều dài thanh thép [trừ vùng ghi nhãn].
Thép vằn, thép gân chất lượng cũng cần đảm bảo về độ bền, độ uốn. Sau quá trình kiểm tra thép, thanh thép đạt chuẩn sẽ không có hiện tượng nứt gãy hoặc vết nứt nhìn thấy bằng mắt thường.
Bảo quản thép thanh vằn như thế nào?
Để bảo quản thép, cần để thép ở nơi khô ráo và trên nền cứng. Không nên để thép dưới mưa, nơi ẩm ướt hoặc tiếp xúc với hóa chất ăn mòn. Trong trường hợp phải để thép ngoài trời, nên đặt một đầu bó thép cao hơn đầu còn lại và kê cao hơn mặt đất ít nhất 30cm.