Vai trò của thép phế liệu với nhà máy sản xuất thép

      Comments Off on Vai trò của thép phế liệu với nhà máy sản xuất thép

Các nhà máy sản xuất thép gặp nhiều rủi ro khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu thép nhập khẩu. Trong đó, thép phế liệu đóng vai trò quan trọng cho ngành thép Việt Nam.

Tầm quan trọng của thép phế liệu

Theo Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO], thép phế liệu dùng để chỉ các sản phẩm thép đã qua sử dụng hoặc bị hư hỏng, mất đi chất lượng ban đầu. Thép phế liệu được các nha may san xuat thep dùng tái chế, tạo ra các loại thép bằng công nghệ lò điện hồ quang hoặc lò cao. Ưu điểm lớn nhất mà thép phế liệu mang lại đó là tiết kiệm năng lượng, hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng nguồn thép thải.
Theo Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 1,1 triệu tấn thép phế liệu với tổng giá trị lên tới 500 triệu USD. Nhìn chung trong nửa tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 6 triệu tấn thép phế liệu có giá 2,5 tỷ USD, tăng 16% về lượng và 77% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam mua thép phế liệu của nước nào nhiều nhất? Nhật Bản, Mỹ, Australia, Hồng Kông là các quốc gia cung cấp nguồn thép phế liệu lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

thép phế liệu để sản xuất thép

Thép phế liệu đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thép

Với nhu cầu sản xuất thép hiện tại, nguồn cung trong nước không đáp ứng đủ khiến cho việc nhập khẩu thép phế liệu tăng mạnh. Tuy nhiên giá thép phế liệu ở thị trường quốc tế cũng đang tăng cao, nguyên nhân là thiếu hụt nguồn cung từ các quốc gia sản xuất thép như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga.
Nhập khẩu và sử dụng thép phế liệu giúp bổ sung nguồn nguyên liệu cho sản xuất thép xây dựng trong nước, đồng thời góp phần giảm lượng rác thải toàn cầu, góp phần bảo vệ môi trường và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Thế nhưng vẫn có nhiều rủi ro khi nhập khẩu thép phế liệu đó là biến động về giá, chất lượng không đảm bảo, những biện pháp phòng vệ thương mại đến từ các nước xuất khẩu…
Như vậy làm thế nào để phát triển ngành thép bền vững? Chúng ta cần đề xuất các giải pháp giúp tăng cường khả năng tự chủ về nguồn nguyên liệu, cũng như đa dạng hóa các loại nguyên liệu đầu vào, nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất, liên tục cải tiến công nghệ hiện đại thân thiện với môi trường, tăng cường trao đổi hợp tác quốc tế và tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu.